Lịch sử Ba Hòn

Khoảng từ đầu thế kỷ 19, vùng Hòn Đất được Xiêm La quốc lộ trình tập lục mô tả có rừng bao phủ cây cối sum suê, có nhiều thảo dược, dân trồng cây thuốc lá, làm dầu rái, đốt than, lấy tổ ong. Khu vực ven biển là rừng ngập mặn, dân cư làm nghề đánh cá và lấy tổ ong.[16]

Theo ghi chép "Truyền thống cách mạng Đảng bộ và quân dân Thổ Sơn anh hùng" của Ban Thường vụ Huyện ủy Hòn Đất phát hành năm 2003, vùng có chiến lược quan trọng trong cả hai cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ. Đây là nơi dừng chân của vận chuyển hàng quân sự, con đường chiến lược 1C từ kênh Vĩnh Tế về rừng U Minh Thượng. Thổ Sơn trong đó có Ba Hòn là vùng căn cứ cách mạng, là bàn đạp đánh vào trung tâm đầu não và các căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng hòa ở Rạch Giá.[17] Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vùng Ba Hòn là khu vực chiến sự ác liệt giữa quân Giải phóng và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tháng 1 năm 1962, quân lực Việt Nam Cộng hòa huy động 2.000 quân đánh vào vùng trong một chiến dịch nhiều ngày. Ngày 9 tháng 1 năm 1962, Phan Thị Ràng, thường được biết đến là chị Sứ, một người chiến sĩ phe Giải phóng bị bắt và bị sát hại. Tên tuổi chị trở nên nổi tiếng ở vùng đất này cho đến tận ngày nay.[18]

Theo dữ liệu ghi nhận của chính quyền cách mạng, quân kháng chiến trong vùng đã chiến đấu 300 trận trong thời kỳ 21 năm chiến tranh Việt Nam. Họ đã tiêu diệt 1.560 quân đối phương; phối hợp với quân kháng chiến chủ lực đánh hơn 250 trận, tiêu diệt 3.000 quân đối phương. Số người trong vùng tham gia quân kháng chiến của phe Giải phóng là 230 người.[17] Tại vùng đất này có gần 1.000 quân kháng chiến thiệt mạng.[19] Ngày nay, dưới chân núi Hòn Đất có khu tưởng niệm với tên gọi Khu di tích lịch sử Hòn Đất, phía trong có mộ và nơi thờ chị Sứ.[18]

Ba Hòn ngày nay trở thành Khu di tích lịch sử cấp quốc gia,[20] được công nhận vào năm 1989.[21] Ngày 30 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân, đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 9, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, hơn 250 cựu quân dân y, cựu thanh niên xung phong các tỉnh, thành trên khắp miền Tây Nam Bộ đã từng sống, chiến đấu tại vùng Ba Hòn về dự lễ khánh thành Bia lưu niệm Quân dân y tỉnh Kiên Giang. Công trình xây dựng trên diện tích hơn 1.000 m2, gồm có nhà bia, phù điêu, cổng - hàng rào, đường lên hang quân y, cây xanh,...Khu khuôn viên này nằm khá gần Khu mộ chị Sứ.[22]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ba Hòn https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=CnJuAAA... https://books.google.com.vn/books?id=CnJuAAAAMAAJ https://www.worldcat.org/oclc/47171667 https://wildlifeatrisk.org/wp-content/uploads/2019... https://wildlifeatrisk.org/wp-content/uploads/2019... https://stnmt.kiengiang.gov.vn/Lists/TinTuc/Attach... https://nongnghiep.vn/tham-lai-xu-hon-d124343.html https://nhandan.vn/dac-sac-ba-vung-du-lich-cua-kie... https://vpubnd.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/119/5... https://www.google.com/maps/@10.115835,104.896981,...